Hướng dẫn chọn RÈM CỬA phù hợp với NHÀ BẾP – 4 điều cần CHÚ Ý

bìa (4)

Ngoài khu vực phòng khách, nhà bếp cũng là nơi gia đình có thể quây quần bên nhau để nói chuyện và cùng nhau hưởng thụ những bữa ăn đầm ấm bên người thân. Hưởng thụ không gian nhà bếp với những bữa ăn cùng người thân luôn là những giây phút quý giá với mỗi người. Chính vì vậy, không gian nhà bếp rất quan trọng đối với mọi gia đình.

Rèm cửa nhà bếp các bạn nên lựa chọn loại rèm cửa như thế nào cho phù hợp các yếu tố như, thẩm mỹ, công năng sử dụng, giá thành và đặc biệt là không bám bẩn dễ dàng vệ sinh lau chùi.

Chúng ta hãy xem rèm cửa nào sẽ phù hợp nhất cho nhà bếp của bạn và khi lựa chọn rèm cho nhà bếp cần lưu ý điều gì.

1. 5 ví dụ rèm cửa phù hợp với nhà bếp

1.1 Rèm sáo gỗ ngang

Rèm sáo ngang mang lại cho nhà bếp của bạn một cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng. Ngoài ra, những tấm rèm được làm tự nhiên này khá bền, có thể chịu được nhiệt và độ ẩm. Ngoài ra, giá trị thẩm mỹ của nhà bếp cũng tăng lên nhờ vào sự sang trọng của màu gỗ tự nhiên của rèm.

Rèm sáo ngang
Rèm sáo ngang
Roman kết hợp vải
Roman kết hợp vải

1.2 Rèm vải kết hợp rèm roman

Đôi khi, bạn muốn làm cho nhà bếp trở nên mới lạ khác với cách che cửa sổ nhà bếp truyền thống. Cách tốt nhất để làm điều này là  bằng sự kết hợp giữa rèm vải truyền thống và rèm roman hiện đại. Trong khi rèm vải sẽ che nắng, chống nắng trong nhà bếp thì rèm roman sẽ hỗ trợ ánh sáng vẫn lọt qua ít nhưng vẫn giữ được sự riêng tư khi cần thiết. 

1.3 Rèm roman

Rèm roman với thiết kế xếp tầng cuộn lên mang đến không gian đơn giản, ấm áp, làm cho nhà bếp có sự gọn gàng. Với tiêu chí hiện đại, rèm roman rất dễ vệ sinh, bảo trì sản phẩm. Rèm roman còn có thể cản được lượng ánh sáng mặt trời khá lớn, đồng thời cho không khí lọt vào khi bạn kéo lên nên vừa an toàn vừa thoải mái.

Rèm roman
Rèm roman
Rèm một nửa
Rèm một nửa

1.4 Rèm một nửa

Không chỉ là cách che cửa sổ truyền thống, rèm che một nửa có thể làm cho nhà bếp của bạn trông độc đáo đồng thời cung cấp các chức năng cần cần thiết cho nhà bếp của bạn.

Vì vậy, chúng để ánh sáng xuyên qua nửa trên và chặn tầm nhìn từ bên ngoài qua nửa dưới. Bằng cách này, vừa được ánh sáng tự nhiên vào nhà và sự riêng tư trong nhà bếp của mình. 

1.5 Rèm vải

Rèm vải là một sản phẩm được sử dụng nhiều trong cửa sổ nhà bếp truyền thống và bạn vẫn có thể sử dụng chúng trong thời đại ngày nay. 

Những tấm rèm này mang lại cho nhà bếp vẻ ngoài tinh tế đồng thời điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào qua cửa sổ. Nhưng sẽ bị dơ vì bụi bẩn, dầu mỡ ở nhà bếp nhiều, rèm sẽ dễ bị ướt. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì tại Glory có các sản phẩm rèm vải chống nước chống cháy cho bạn có thể tham khảo.

Rèm là sự lựa chọn hoàn hảo để điều chỉnh lượng ánh sáng bạn muốn trong nhà bếp của mình. Bạn có thể chọn rèm có nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp với nội thất nhà bếp, khiến chúng trở nên linh hoạt.

Roman kết hợp vải
Roman kết hợp vải
Rèm một nửa
Rèm một nửa
Rèm vải
Rèm vải

2. Lưu ý khi sử dụng rèm cửa nhà bếp

2.1 Chọn chất liệu chống bám bẩn.

Rèm được đặt ở khu vực bếp dễ bám khói bụi dầu mỡ hơn những nơi khác trong nhà. Chính vì vậy, việc chọn chất liệu rèm sao cho dễ làm sạch và ít bám bụi bẩn là điều rất quan trọng. Chúng ta không nên dùng những loại vải có chất liệu bề mặt xù hoặc nhám sẽ khó vệ sinh và rất dễ bị ám mùi dầu mỡ.

Rèm cầu vồng
Rèm cầu vồng

Polyester (sợi nylon) là một sự lựa chọn tối ưu cho rèm phòng bếp với tính chống bám bụi bẩn và dễ dàng vệ sinh cũng như tính chống nước và ẩm mốc. Bạn cũng nên lựa chọn những chất liệu vải được nhập khẩu từ những nước phát triển để đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng cũng như: không chứa chất tẩy rửa, chất nhuộm màu làm tổn hại da… Để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn, ta nên chọn những sản phẩm có chất liệu vải nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chứng chỉ chất lượng uy tín.

2.2 Rèm cho bếp càng đơn giản càng tốt

Khi chọn rèm cho không gian bếp không được treo những chiếc quá rườm rà, thiết kế phức tạp hay cầu kỳ. Để tránh vướng víu khi sử dụng, bạn nên chọn rèm có một lớp vải hoặc rèm bằng vải không dệt có thể cuộn lên xuống dễ dàng không chiếm diện tích. 

Các sản phẩm như: rèm cuốn, rèm cầu vồng, rèm sáo, rèm roman… hoạt động cuốn hoặc rút lên phía trên rất gọn gàng rất phù hợp cho không gian nhà bếp

Ngoài ra, rèm roman còn có chất liệu vải không dệt 100% polyester tạo được không gian lãng mạn mà còn tiết kiệm

Rèm cuốn

2.3 Nên sử dụng các loại rèm có độ mở lớn

Nơi cần nhiều ánh sáng nhất trong ngôi nhà của bạn chính là khu vực nhà bếp. Ánh nắng trực tiếp từ bên ngoài vào giúp bạn hạn chế sử dụng điện năng trong nhà vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc làm bếp, chén bát được sạch sẽ, khô ráo. Ánh sáng từ mặt trời có khả năng diệt khuẩn cao hơn, giúp nhà bếp lúc nào cũng khô thoáng và thơm mát.

Ngoài ra, khi bạn muốn phòng bếp của mình được sự riêng tư cũng như tránh đi cái nắng gay gắt của mặt trời vào lúc trưa hè thì rèm cửa phòng bếp sẽ đáp ứng được tiêu chí lấy ánh sáng cần thiết và che kín khi cần.

Để lượng ánh sáng vào phòng bếp một cách tối đa thì hãy chọn loại rèm có góc mở lớn. Cơ chế lấy ánh sáng linh hoạt giúp đóng mở rèm dễ dàng, phù hợp với mục đích sử dụng trong các thời điểm khác nhau.

Bạn có thể sử dụng chất liệu rèm cầu vồng với chất liệu cản nắng 100% (blackout) cho những vách kính lớn để làm dịu sức nóng trong mùa hè 

2.4 Không đặt rèm cạnh bếp đun

Một điều lưu ý nữa khi đặt rèm trong phòng bếp là không được để rèm sát với bếp nấu. Bởi vì với các chất liệu như vải, cói… thì rèm rất dễ bén gây nên hỏa hoạn. 

Hơi nóng của bếp dễ làm hư hỏng rèm và khi nấu nướng thì thức ăn dễ bắn lên rèm làm bẩn nhanh hơn vì thế không đặt rèm gần bếp 

Nếu có điều kiện, bạn nên dùng các chất liệu có tiêu chuẩn chống cháy để tránh việc lửa trong bếp bén lên rèm. Sử dụng các loại chất liệu vải có tiêu chuẩn chống cháy cũng rất phù hợp với môi trường dễ bắt lửa.

>>> Hy vọng với những thông tin trên của Glory Furnishings sẽ giúp ích cho bạn trọng việc lựa chọn rèm cửa nhà bếp một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.